Cổng thanh toán
5 LÝ DO KHIẾN PAYPAL & STRIPE KHOÁ TÀI KHOẢN VÔ CỚ
Paypal rất ủng hộ Dropshipping, trên website chính của Paypal có một trang riêng biệt để nói về phương thức thanh toán Paypal dành cho kinh doanh Dropshipping. Ngành Dropship chiếm một tỷ lệ lớn trong thương mại điện tử và Paypal không có lý do gì để hạn chế các doanh nghiệp này. Ngược lại, Paypal rất ủng hộ và đã tự định vị rằng họ sở hữu hình thức thanh toán trực tuyến tốt nhất cho Dropship/POD.
Tuy nhiên có rất nhiều merchant lợi dụng kẽ hở trong ngành MMO để từ đó thực hiện các hành vi gian lận thương mại, lừa gạt khách hàng và gây tổn thất cho PayPal. Paypal không ghét Dropshipping, mà họ ghét những hành vi sai trái mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh doanh và người dùng. Các sai lầm này chủ yếu đến từ ý thức và sự thiếu hiểu biết cũng nhưng thái độ qua loa, không nghiêm túc của seller, nhất là seller Việt Nam.
Paypal sử dụng rất thuận tiện tuy nhiên rủi ro bị khoá cũng rất cao nếu vi phạm các điều khoản chính sách
Sau đây là các hành vi mà seller thường hay mắc phải dẫn đến reserve cao hoặc tệ hơn là khóa tài khoản:
1. Thiếu thông tin pháp lý & chính sách không rõ ràng
Khi xây dựng cửa hàng Dropship của bạn, hãy nghĩ đó như là kinh doanh bán lẻ thực sự và cũng cấp tất cả các thông tin mà khách hàng của bạn và các tổ chức tài chính có thể cần.
Tại thời điểm seller đăng ký Paypal, sẽ chỉ cần một số thông tin cơ bản để KYC, tuy nhiên khi bắt đầu kinh doanh sẽ có nhiều vấn đề hơn. Merchant cần bổ sung các thông tin pháp lý, các chính sách giao vận, đổi trả và công khai lên website/ cửa hàng, và chắc chắn rằng tất cả được phải nằm trong Menu lớn hoặc Footer cuối trang - nơi mà khách hàng có thể dễ dàng thấy được.
2. Không có thông tin theo dõi đơn hàng hoặc cung cấp thông tin giả
Paypal đặt ưu tiên hàng đầu trong việc mang đến trải nghiệm mua sắm và thanh toán nhanh gọn và bảo vệ người dùng, do đó PayPal sẽ ngăn chặn kinh doanh từ các trang web giả mạo hoặc tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại.
PayPal rất chú ý tới việc theo dõi đơn hàng bởi vì việc này nói lên rất nhiều điều về một doanh nghiệp. Trong Paypal, bạn có tuỳ chọn thêm tính năng theo dõi số đơn hàng của, xác nhận với khách hàng cũng như Paypal. Điều này giúp PayPal theo dõi kinh doanh của merchant và giảm thiểu khả năng bị limit tài khoản.
Một số seller và supplier cũng có xu hướng sử dụng tracking ID giả nhằm qua mặt khách hàng về trạng thái vận chuyển, điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm định.
3. Địa chỉ văn phòng tại Mỹ
Người mua tại Mỹ thường có xu hướng thích mua hàng nếu người bán có trụ sở tại Mỹ. Do đó Merchant thường có xu hướng đặt địa chỉ "ma" lên webiste để qua mặt người mua.
Kể cả merchant có thuê 1 văn phòng ảo (PO Box) tại Mỹ nhưng khách hàng không thể liên hệ gửi thư hoặc liên hệ được thì vẫn có nguy cơ bị xóa tài khoản hoặc bị khách hàng kiện khi họ không thể liên hệ.
4. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng không tốt
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là chìa khóa quan trọng khi kinh doanh online, merchant hỗ trợ khách càng sớm, sẽ càng tránh được xung đột không đáng có khi mua bán (dispute). Có tới hơn 90% khách hàng sẽ ưu tiên tới dịch vụ hỗ trợ trước khi yêu cầu hoàn tiền hoặc giải quyết vấn đề đơn hàng.
Việc không liên hệ được với merchant (email không trả lời, email của khách hàng bị bay vào spam, số điện thoại không liên hệ được, thư gửi tới địa chỉ tại mỹ không được phản hồi,...) là lí do để khách hàng mở dispute và tỉ lệ 90% merchant sẽ thua trong trường hợp này.
5. Quảng cáo "lố" sự thật, bán sản phẩm giả, nhái, vi phạm trademark, vận hành dịch vụ không đúng theo policy đã công khai.
Tất cả hành vi kể trên đều được PayPal qui về hành vi fraudulent & scam (gian lận và lừa đảo thương mại) và do đó, vi phạm nghiêm trọng chính sách nội bộ cũng như pháp lý kinh doanh. Nếu bị phát hiện, PayPal cũng sẽ ngừng dịch vụ ngay lập tức.