Cổng thanh toán
PAYPAL VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Nếu bạn là người hay thực hiện các giao dịch trên mạng Internet, chắc chắn bạn không thể không biết đến Paypal - cổng thanh toán điện tử phổ biến nhất thế giới. Các thao tác sử dụng Paypal đều rất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, và bảo mật, vì vậy không lạ lẫm khi chúng ta thấy Paypal được "phủ sóng" ở khắp các cửa hàng trên phố, hay thấy Paypal trên phương thức thanh toán của những trang thương mại điện tử. Đối với nhiều người ít tiếp xúc với hình thức thanh toán này, Paypal vẫn là một tên gọi xa lạ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng JNT tìm hiểu qua về cổng thanh toán điện tử Paypal.
Paypal là cổng thanh toán điện tử trực tuyến trên mạng Internet, được thành lập từ năm 1998 và có trụ sở chính tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Paypal chiếm được cảm tình của người dùng và trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay, góp phần thay đổi ngành thương mại điện tử trên toàn thế giới, và có thể bạn chưa biết, tỷ phú Elon Musk cũng chính là đồng sáng lập của Paypal, chính những đóng góp của ông đã tạo nên một Paypal thành công và lớn mạnh đến bây giờ.
Khi đã đăng ký sử dụng tài khoản Paypal, bạn có thể:
- Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn sang tài khoản PayPal của bạn
- Nhận tiền ứng trước từ thẻ tín dụng của bạn và gửi số tiền vào tài khoản PayPal của bạn
- Chuyển tiền từ tài khoản PayPal của riêng bạn sang tài khoản PayPal của thành viên khác
- Chuyển tiền từ tài khoản PayPal của bạn sang tài khoản tiết kiệm hoặc kiểm tra của bạn
- Có một tấm séc được gửi qua thư cho bạn về số dư tài khoản PayPal của bạn
- Nhận thẻ ghi nợ PayPal mà bạn có thể sử dụng để mua hàng trong thế giới thực từ tài khoản PayPal của bạn
Paypal được sử dụng rộng rãi không chỉ với người dùng cá nhân, mà còn ở các doanh nghiệp, cửa hàng đang muốn kinh doanh xuyên quốc gia. Với sự tiện dụng của Paypal, việc thanh toán giữa người mua và người bán vẫn diễn ra nhanh chóng và bảo mật, tiền sẽ được chuyển về tài khoản Paypal của doanh nghiệp và họ thể có rút từ ngân hàng bất kỳ lúc nào.
Theo các quy định của Paypal, tài khoản sẽ được chia ra làm 2 loại:
- Tài khoản Paypal cá nhân
- Tài khoản Paypal doanh nghiệp
Tất cả các tài khoản Paypal đều cho phép bạn gửi và nhận thanh toán tiền; mua hàng trực tuyến bằng cách sử dụng thiết bị di động hoặc tại các cửa hàng; Thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,... Người sử dụng cũng phải có trách nhiệm tự kiểm soát và duy trì bảo mật đối với tất cả những thông tin có trong tài khoản như ID, mật khẩu, thông tin thẻ ngân hàng hoặc giấy tờ tuỳ thân mà bạn sử dụng để đăng ký Paypal. Bạn cũng nên liệt kê chính xác quốc gia / khu vực cư trú của bạn và cung cấp cho Paypal thông tin cá nhân được cập nhật chính xác, cũng như thông tin tài chính hoặc thông tin khác liên quan đến bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, bạn cũng phải cập nhật địa chỉ gửi thư, địa chỉ email và thông tin liên hệ khác trong hồ sơ tài khoản PayPal.
Đối với riêng tài khoản Paypal doanh nghiệp (Business), đây là dạng tài khoản mà Paypal làm riêng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh online hoặc nhận tiền số lượng. Một số đặc điểm của Paypal Business mà người dùng cần lưu ý:
- Có tính phí sử dụng theo quy định của Paypal
- Kênh thanh toán đa dạng qua Paypal balance, Credit Card, Debit Card
- Được hỗ trợ 24/7
- Có tỷ lệ Limit cao hơn so với tài khoản
- Được đăng ký số tiền tạm giữ trong tài khoản, khi có giao dịch lịch sử tốt khách hàng sẽ được rút tiền
Đây là những thông tin cần thiết nhất cho những ai đang tìm hiểu về Paypal. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh ra thị trường quốc tế, JNT Consultancy & Services sẽ mang tới những giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.