Blockchain
CÁC TRANH CHẤP NFT NỔI BẬT
Năm 2022 là năm bùng nổ các vụ kiện về NFT khi hàng loạt các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đâm đơn kiện nhằm ngăn chặn việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động mua bán các NFT. JNT sẽ tóm tắt về các tranh chấp nổi bật về NFT gần đây và những vấn đề chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và hợp đồng trong không gian số.
MetaBirkins của Mason Rothschild, không phải của Hermès hay chiếc túi, có giá khởi điểm là 42.000 đô la vào tháng 12/2021. (Mason Rothschild)
Vào tháng 5 năm 2021, thương hiệu cao cấp của Pháp Hermés đã kiện nghệ sĩ Mason Rothschild về việc bán Birkin Bag NFTs. Đầu tháng đó, Rothschild đã tung ra một chiếc NFT “Baby Birkin” duy nhất, lấy cảm hứng từ dòng Túi Birkin của nhà mốt, có giá khởi điểm là 10.000 đô la. Nghĩ rằng đây là một sự cố hiếm hoi, Hermés đã không liên hệ với Rothschild để khiếu nại về việc sử dụng hình ảnh Birkin. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2021, Rothschild đã tung ra toàn bộ bộ sưu tập NFT “MetaBirkin” trên OpenSea. Điều này nhanh chóng leo thang thành một vụ kiện, đơn khiếu nại của Hermès cáo buộc Rothschild vi phạm nhãn hiệu, chỉ định sai xuất xứ, pha loãng nhãn hiệu, lừa đảo qua mạng và gây thiệt hại cho danh tiếng của nhà mốt. Vụ kiện này là tiền đề cho vấn đề về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực NFT.
Đọc thêm: NFT và vấn đề sở hữu trí tuệ
Hình ảnh của Heir to the Throne bởi Derrick Adams, Courtesy Sotheby’s
Tháng 6 năm 2021, Roc-A-Fella Records đã khởi kiện người đồng sáng lập Damon Dash vì đã cố gắng “đúc” và bán NFT album Reasonable Doubt của Jay-Z. Khiếu nại của Roc-A-Fella cáo buộc Dash đã lên kế hoạch bán NFT bản quyền Reasonable Doubt thông qua một cuộc đấu giá trên nền tảng NFT. Đơn khiếu nại nêu rằng: “Dash không thể bán những gì anh ấy không sở hữu. Thông qua việc mua bán như vậy, Dash đã chuyển đổi tài sản của công ty thành cá nhân và đã vi phạm nghĩa vụ ủy thác của mình”. Tòa án quận liên bang ở New York đã ra phán quyết ủng hộ Roc-A-Fella và ban hành lệnh cấm tạm thời nhằm ngăn chặn Dash thay đổi, bán hoặc xử lý bất kỳ bản quyền hoặc lợi ích tài sản nào khác của Reasonable Doubt, bao gồm cả việc đấu giá các NFT liên quan.
Nghệ sĩ Danny Casale
Nghệ sĩ Danny Casale, thường được biết đến với nghệ danh Coolman Coffeedan, đang vướng vào vụ kiện với công ty DigiArt có trụ sở tại Florida. Công ty DigiArt cho rằng Casale đã nhiều lần vi phạm thỏa thuận mà anh và công ty đã ký kết, trong đó Danny Casale “đã cho phép DigiArt độc quyền trên thị trường và bán tất cả các NFT”. Đơn khiếu nại liệt kê chi tiết một số tác phẩm mà Casale “bắt đầu quảng bá và mở bán trực tuyến”, bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận, bao gồm một bộ sưu tập được gọi là Coolman's Universe chứa hơn 10.000 NFT. Theo đơn khiếu nại, bộ sưu tập Coolman Universe được bán với giá 3,6 triệu đô la trên nền tảng Metalink và “hiện đã tạo ra khối lượng giao dịch thứ cấp hơn 18.000 Ethereum, tương đương 50 triệu đô la trên OpenSea, với 5,6% tiền bản quyền cho Casale trên tất cả các thứ cấp giao dịch, tương ứng với hơn 3 triệu đô la”. Hiện nay hai bên vẫn đang tiếp tục tranh cãi và đưa ra các lập luận trái chiều.
Tất cả những vụ kiện trên đây đều chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền, nhưng đây chắc chắn là tiền đề để thiết lập hệ thống pháp luật liên quan đến NFTs và quyền sở hữu trí tuệ.
Để tránh những vụ việc không đáng tiếc xảy ra, hãy liên hệ với JNT để được tư vấn các giải pháp tối ưu và toàn diện cho doanh nghiệp của bạn. Tự hào là đơn vị tư vấn tài chính - pháp lý chuyên nghiệp tiên phong trong lĩnh vực blockchain, JNT đã giúp đỡ hàng trăm Khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Hãy liên hệ với JNT để được tư vấn giải pháp toàn diện nhất cho Dự án của bạn!
Auth. Zed Nguyen