Thành lập công ty nước ngoài

Công Ty Offshore – Cơ Hội Mở Rộng Sang Thị Trường Mới

25/01/2024
Layla
Công Ty Offshore – Cơ Hội Mở Rộng Sang Thị Trường Mới

Với sự đổi mới liên tục trong môi trường kinh doanh toàn cầu, việc lựa chọn một Công ty Offshore đã và đang trở thành xu hướng kinh doanh mới. Đây là cơ hội đầy hứa hẹn để mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận thị trường mới.

Thông qua bài viết này, JNT - Một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thành lập công ty Offshore. Chúng tôi sẽ giới thiệu các loại hình Công Ty Offshore phổ biến và cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi ích, thách thức, và những điều cần lưu ý khi bạn bước chân vào thế giới của kinh doanh quốc tế. 

Hãy cùng JNT khám phá những cơ hội mà Công Ty Offshore mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Giới thiệu về công ty Offshore

Công ty Offshore hay còn được gọi tắt là Offshore, thuật ngữ này dùng để chỉ các công ty ngoại biên. Tức, các công ty này được đăng ký, thành lập và có phạm vi hoạt động ở một quốc gia khác với quốc gia nơi chủ sở hữu của công ty cư trú. 

Công ty Offshore là loại hình công ty được thành lập ở một quốc gia/vùng lãnh thổ khác với quốc gia/vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp hoạt động. Công ty Offshore thường được thành lập với mục đích tiết kiệm chi phí nhờ nhận các khoản ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp tại đó, bảo vệ tài sản hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Quy trình thành lập công ty Offshore

Quy trình thành lập công ty Offshore thường bao gồm nhiều bước và thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, để đơn giản hóa quy trình này, JNT sẽ giới thiệu quy trình thành lập công ty Offshore theo chu trình 3 bước:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin và chuẩn bị hồ sơ 

Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty Offshore 

Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty Offshore

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình thành lập công ty Offshore. Ở bước này, các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

Lựa chọn quốc gia thành lập công ty:

Doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ các yếu tố như thuế, chi phí thành lập, thủ tục thành lập,... để lựa chọn quốc gia phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xem xét một số yếu tố khác để đảm bảo rằng quốc gia được chọn thực sự phù hợp với hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp bạn.

Lựa chọn loại hình công ty:

Có nhiều loại hình công ty Offshore khác nhau, mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm cũng như các chính sách ưu đãi riêng nên cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:

Hồ sơ thành lập công ty Offshore thường bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đăng ký thành lập công ty; Điều lệ công ty; Biên bản họp thành lập công ty; Giấy tờ cá nhân của các thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ chứng minh địa chỉ của công ty…

Bước 2: Cung cấp thông tin chi tiết của công ty của bạn

Trong bước này, doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin cơ bản của công ty như tên công ty, loại hình công ty, thông tin cá nhân của các thành viên/cổ đông công ty (Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ,...).

Cung cấp thông tin chi tiết về công ty của bạn

Cung cấp thông tin chi tiết về công ty của bạn

Bước 3: Nhận tài liệu cho công ty của bạn

Sau khi hoàn thành bước 2, doanh nghiệp sẽ nhận được tài liệu bản mềm của một số tài liệu như sau: Giấy đăng ký kinh doanh (Giấy tờ chứng minh công ty đã được đăng ký kinh doanh tại quốc gia thành lập công ty); Danh sách thành viên hoặc cổ đông, Các nghị quyết thành lập công ty, các tài liệu khác gồm mã số thuế, ,...

Sau khi nhận được các tài liệu này, công ty đã sẵn sàng hoạt động. Doanh nghiệp có thể dùng các tài liệu trong bộ hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

Lưu ý quan trọng:

  • Thời gian thành lập công ty Offshore thường dao động từ 1 đến 2 tuần, có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy vào thủ tục giấy tờ.
  • Chi phí thành lập công ty Offshore cũng tùy thuộc vào quốc gia thành lập công ty và loại hình công ty.

Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế (Trademark)

Các loại hình công ty Offshore phổ biến

Có nhiều loại hình công ty Offshore phổ biến, mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Tòa nhà công ty 

Tòa nhà công ty

Sole Proprietorship

Sole proprietorship hay còn gọi là doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh chỉ một người làm chủ, mọi hoạt động trong công ty đều được chủ sở hữu làm tất. 

Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là dễ thành lập và giải thể, không cần nhiều thủ tục rườm rà phức tạp, nên rất phù hợp với những người khởi nghiệp nhỏ, người làm việc tự do, hay chuyên gia tư vấn.

Tuy nhiên, thành lập công ty dưới dạng mô hình Sole proprietorship cũng có nhược điểm lớn, như rủi ro cao do thiếu sự bảo hộ pháp lý. 

Bởi vì không đăng ký thành lập doanh nghiệp riêng biệt, nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ nợ và thua lỗ của hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, nếu công việc làm ăn thua lỗ, chính bạn sẽ phải "gánh trên vai" tất cả rủi ro đó.

Partnership

Partnership hay còn được gọi là công ty hợp danh được hiểu nôm na là loại hình công ty có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, tức tồn tại một thỏa thuận chính thức giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau quản lý, vận hành doanh nghiệp và chia sẻ lợi nhuận.

Corporation 

Corporation (Công ty cổ phần), đây là loại hình công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần có thể được chuyển nhượng. Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình trong công ty.

Có 3 loại hình corporation phổ biến:

Thứ nhất, C Corporation

Thứ hai, S Corporation

Thứ ba, Non - Profit Corporation

LLC

LLC được viết tắt từ cụm  Limited Liability Company, tức Công ty trách nhiệm hữu hạn. LLC được hiểu nôm na là loại hình công ty có cả tính chất của công ty đối nhân và công ty đối vốn.

Tính chất công ty đối nhân thể hiện qua các thành viên quen biết nhau, góp vốn dễ dàng, đơn giản, việc thành lập, quản lý công ty đơn giản hơn công ty cổ phần. Tức, việc góp vốn, thành lập, quản lý công ty đều dựa trên sự thỏa thuận, tin tưởng lẫn nhau.

Tính chất công ty đối vốn thể hiện qua việc các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty.  Các thành viên chỉ quan tâm đến việc góp vốn, thu lợi nhuận. 

Các quốc gia/vùng lãnh thổ phổ biến để thành lập công ty Offshore

 Có rất nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới cho phép thành lập công ty Offshore. Dưới đây là một số quốc gia/vùng lãnh thổ phổ biến nhất:

Đất nước Singapore

Đất nước Singapore

Singapore

Singapore là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Quốc gia này có hệ thống pháp luật ổn định, minh bạch và ưu đãi tốt. Singapore cũng là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Hong Kong

Quốc gia này có hệ thống pháp luật dựa trên luật pháp Anh, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế. Hong Kong cũng là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, ổn định và hội nhập sâu rộng với thế giới.

Mỹ (Hoa Kỳ)

Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quốc gia này có hệ thống pháp luật đa dạng, cho phép thành lập nhiều loại hình công ty khác nhau. Mỹ cũng là một quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này.

Các quốc gia trong khu vực Caribbean

Các quốc gia trong khu vực Caribbean như British Virgin Islands (BVI), Saint Vincent and the Grenadines, Cayman Islands nổi danh là những thiên đường dành cho các đơn vị muốn thành lập doanh nghiệp tại nơi này, vì nó cung cấp các mức ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp mà không có quốc gia nào đáp ứng.

Anh Quốc

Anh Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, ổn định và có vị trí địa lý thuận lợi. Quốc gia này cũng có hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch. Anh Quốc là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp muốn thành lập công ty Offshore với mục đích bảo vệ tài sản hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Dubai

Dubai là một thành phố thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Quốc gia này có hệ thống pháp luật ổn định, minh bạch và mức ưu đãi tốt. Ngoài ra, Dubai cũng là một thành phố hiện đại, có cơ sở hạ tầng phát triển.

Một số lưu ý khi thành lập công ty Offshore

Lưu ý khi thành lập công ty Offshore

Lưu ý khi thành lập công ty Offshore

Khi quyết định thành lập công ty Offshore, có một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và hợp pháp:

Chọn quốc gia/vùng lãnh thổ phù hợp

Chọn quốc gia/vùng lãnh thổ phù hợp là một trong những bước quan trọng nhất khi thành lập công ty Offshore. Các doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Thuế là một yếu tố quan trọng khi thành lập công ty Offshore. Các doanh nghiệp nên lựa chọn quốc gia/vùng lãnh thổ có mức thuế thấp hoặc không có thuế để tiết kiệm chi phí.
  • Thủ tục thành lập công ty Offshore ở mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ là khác nhau. Các doanh nghiệp nên lựa chọn quốc gia/vùng lãnh thổ có thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
  • Chính sách pháp luật của quốc gia/vùng lãnh thổ thành lập công ty có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, vậy nên hãy lựa chọn quốc gia/vùng lãnh thổ có chính sách pháp luật minh bạch, ổn định để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
  • Các yếu tố liên quan đến văn hóa, khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng cần được xem xét để đảm bảo rằng quốc gia được chọn thực sự phù hợp với mô hình và sản phẩm mà doanh nghiệp bạn dự kiến kinh doanh.

Chọn loại hình công ty phù hợp

Có nhiều loại hình công ty Offshore khác nhau, mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Một số loại hình công ty Offshore phổ biến bao gồm: Sole Proprietorship; Partnership; Corporation; LLC.

Lựa chọn dịch vụ tư vấn uy tín

Lựa chọn dịch vụ tư vấn uy tín là một cách để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo thành công của việc thành lập công ty Offshore.

Khi lựa chọn dịch vụ tư vấn, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố sau:

Thứ nhất, đơn vị có kinh nghiệm: Những chuyên gia sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của quốc gia/vùng lãnh thổ thành lập công ty, song giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình thành lập công ty.

Thứ hai, độ uy tín: Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và thành lập có độ uy tín cao sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình, đồng thời rút ngắn thời gian.

Thứ ba, chi phí: Giá cả của dịch vụ tư vấn cũng là một yếu tố cần cân nhắc, mức giá quá cao sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Kết luận

Liên hệ với JNT để thành lập công ty Offshore 

Liên hệ với JNT để thành lập công ty Offshore

JNT hy vọng rằng bài viết "Công Ty Offshore: Cơ Hội Mở Rộng Sang Thị Trường Mới" đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và chi tiết về lợi ích cũng như quy trình thành lập công ty Offshore. 

Bạn muốn thành lập công ty Offshore mà vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn ngại thủ tục rườm rà mất thời gian. Hãy liên hệ ngay với JNT - chúng tôi tự hào nói rằng mình là một đối tác đáng tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ quá trình thành lập công ty Offshore.

Website: https://jnt.asia/ 

Hotline | Zalo | Telegram: 093 193 6 222 

Email: admin@jnt.asia 

Văn phòng đại diện:

  • Tầng 2, Toà nhà Kim Ánh, Số 1 Ngõ 78 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Số 143 Phía Sau Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
share: