Thương hiệu

TRADEMARK VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

14/01/2022
Layla
TRADEMARK VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tổng quan về Trademark, Seller cần được hỗ trợ tốt hơn hãy liên hệ trực tiếp với JNT Consultancy & Services

Trademark - Một thuật ngữ không còn xa lạ trong giới kinh doanh nói chung, cũng như thương mại điện tử & Dropship nói riêng. Seller muốn bán hàng trên các nền tảng hay dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử như eBay, Amazon, PayPal,... cần dành sự ưu ái đặc biệt dành cho Trademark, vì đây là yếu tố được đặt ưu tiên hàng đầu và có những điều khoản rất nghiêm ngặt.

Thực tiễn cho thấy các vi phạm liên quan đến Trademark là một trong nhiều những vi phạm phổ biến nhất của Seller. Thấu hiểu được những rắc rối mà Seller gặp phải khi muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, trong bài viết này, hãy cùng JNT tìm hiểu về Trademark và những điều cần lưu ý.

Trademark là gì?

“Trademark" và “Brand", hai thuật ngữ vẫn chưa được phân biệt rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn. Theo một cách đơn giản và tổng quát nhất, “Brand" là khái niệm thương mại, chỉ một thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi đó, “Trademark" là một khái niệm pháp lý, có thể là một từ, một cụm từ hoặc hình ảnh dùng cho nhận diện thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

Thương hiệu gồm nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Nhãn hiệu là một trong những hình thức để thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, đi cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng, thiết kế công nghiệp, truyền thông, marketing.

Nói một cách rõ ràng hơn, Trademark là nhãn hiệu được bảo hộ dưới luật sở hữu trí tuệ của một quốc gia. Trong phạm vi quốc gia đó, bất kỳ những hành vi nào sử dụng sản phẩm đã đăng ký Trademark đều được xem là vi phạm sở hữu trí tuệ và hậu quả là phải nhận những án phạt, chế tài theo luật pháp của quốc gia đó.

Doanh nghiệp có đang vi phạm Trademark?

Sau đây là những trường hợp phổ biến nhất liên quan tới vi phạm Trademark của doanh nghiệp:

1. Sản phẩm có đang sử dụng những hình ảnh, biểu tượng của các thương hiệu nổi tiếng khác

Đây chắc chắn là lỗi phổ biến nhất mà Seller nào cũng sẽ mắc phải: Sử dụng những hình ảnh được xem như biểu tượng của thương hiệu và được đăng ký Trademark trên toàn thế giới. 

Ví dụ như hình ảnh chuột Mickey được in trên chiếc ly hay áo T-shirt, nếu Seller chưa được sự chấp thuận từ phía Disney (nhà phát hành) thì sản phẩm được xem là đã vi phạm Trademark, Disney sẽ tiến hành khởi kiện tại quốc gia nơi Seller bán sản phẩm đó.

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm đang kinh doanh có sử dụng bất kỳ hình ảnh, biểu tượng nổi tiếng nào. Nếu có, hãy cân nhắc việc đạt thoả thuận được sử dụng hình ảnh, hoặc không kinh doanh những sản phẩm đó, tránh trường hợp kiện tụng không đáng có.

2. Sản phẩm đang sử dụng những slogan, logo, ký hiệu mang tính biểu tượng của một tổ chức thương mại

Tương tự như trường hợp ở trên, sản phẩm có slogan, logo, ký hiệu của hãng đã được đăng ký Trademark, cũng được xem là vi phạm chính sách về Trademark.

3. Sản phẩm có sử dụng slogan, logo, ký hiệu mang tính biểu tượng của tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận

Bên cạnh những thương hiệu của các tổ chức thương mại nổi tiếng, việc sử dụng những hình ảnh & biểu tượng của những tổ chức lớn khác cũng được xem là vi phạm Trademark, Seller sẽ bị “sờ gáy" bất kỳ lúc nào nếu bị phát hiện.

4. Sản phẩm có sử dụng những câu nói, lời bài hát, lời bài thơ nổi tiếng thế giới

Những bài hát, bài thơ đều được sáng tác và đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, Seller cũng cần lưu ý về điều này.

5. Sản phẩm có thương hiệu tương tự với những thương hiệu đã đăng ký trước đó

Với mục đích có được khách hàng, một vài Seller có thể cố tình sử dụng tên gọi hay logo của các thương hiệu nổi tiếng và có một vài “sự chỉnh sửa nhẹ" để thành thương hiệu của mình. Xét về góc độ bảo vệ người tiêu dùng, việc đặt những thương hiệu “nhái” lại tên các thương hiệu có sẵn rất dễ khiến người mua hàng bị nhầm lẫn và mua phải hàng không như ý.

Chế tài xử phạt của PayPal, Stripe đối với các Seller

Vi phạm về Trademark là vấn đề rất phổ biến của các Seller. Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, bên cạnh việc cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất, các dịch vụ thanh toán như PayPal, Stripe,... rất tuân thủ pháp luật, đặc biệt là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, nếu phát hiện Seller vi phạm, chế tài xử phạt sẽ rất nặng, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh cũng như độ Trust của Seller.

Sau đây là ví dụ một vài hình phạt của PayPal mà Seller cần lưu ý:

- Limit lập tức các tài khoản PayPal bị phát hiện vi phạm Trademark

- Tiền trong tài khoản sẽ bị giữ lại để điều tra vi phạm

- Phạt 2,500 USD cho 01 sản phẩm vi phạm, tiền này sẽ trừ vào khoản tiền PayPal đang giữ của tài khoản bị Limit

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, PayPal và Stripe đều có những chế tài xử phạt rất nặng đối với các Seller vi phạm Trademark, với chung mục đích là bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, mang đến sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong kinh doanh. Các Seller đang gặp khó khăn trong quá trình tạo lập & vận hành cổng thanh toán? Hãy liên hệ ngay với JNT. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đội ngũ của JNT sẽ cung cấp cho Seller những giải pháp tốt nhất để có được cổng thanh toán hoạt động ổn định.