Thương hiệu
THỰC HƯ CÂU CHUYỆN “TRADEMARK NẶNG & TRADEMARK NHẸ”
Hẳn các Seller không còn lạ lẫm với thuật ngữ “Trademark nặng” và “Trademark nhẹ”. Thời gian gần đây JNT đã tư vấn cho rất nhiều khách hàng khi vô tình mắc phải thuật ngữ dở khóc dở cười này và hầu hết seller đều có băn khoăn chung như “Chỉ Trademark nhẹ thôi liệu có vi phạm không?” Hay “Tôi không biết sản phẩm của mình đã bị Trademark nặng tới vậy”. Nguy hiểm hơn “Tại sao tài khoản Paypal của tôi đột nhiên bị đóng băng toàn bộ, thậm chí bị lấy sạch tiền trong tài khoản cho việc nộp phạt”....đến đây là tới công chuyện.
Bài viết mang tính chất tư vấn dựa trên kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên viên công tác tại JNT, nhằm cung cấp thông tin chung và không nhằm mục đích tư vấn pháp lý hoặc tuyên bố thay thế dưới bất kỳ hình thức nào.
Thuật ngữ nổi tiếng trong giới Dropship
“Trademark nhẹ”?
Hầu hết sellers cho rằng trademark nhẹ sẽ đơn giản như việc bạn copy của người khác chừng 30% hay 70% ý tưởng thiết kế của một chiếc áo. Hay nhẹ ở chỗ bạn copy ý tưởng ở các nguồn phổ thông như phim, truyện, public domain,... Trường hợp xấu bị phát hiện cũng sẽ chỉ bị nhắc nhở hay quá lắm bị phạt tiền ở một mức rất nhỏ.
Ví dụ như để nâng cao cảnh giác trước AI của Mark tóc xoăn hay BOT quét site và muốn tài khoản của mình được sống lâu gần 100 tuổi thì có vô số “tips” chỉ đường dẫn lối cho bạn như tập trung làm các thủ thuật phủ nano, chiếu sáng các góc cạnh giúp hình ảnh sản phẩm “thoát chết” hay ngâm cứu các điểm chủ yếu vi phạm để tránh…
Hiện tại lách được thì mở tiệc ăn mừng nhưng bạn có tin rằng “đi đêm lắm có ngày gặp ma?”. Nhẹ nhàng thì bị nhắc nhở còn nếu hành vi vi phạm diễn ra nhiều lần thì bạn sẽ cần chuẩn bị tâm lý nộp phạt và bị đóng cửa tài khoản Paypal.
“Trademark nặng”?
Có thể được hiểu như việc bạn ăn cắp toàn bộ ý tưởng được thiết kế trên một chiếc áo, hay nặng ở chỗ bạn lấy ý tưởng từ các hãng thời trang nổi tiếng, tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận, ăn cắp hình ảnh của người nổi tiếng hay người có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng,...Hiện tại mức phạt mà Paypal áp cho tài khoản của bạn có thể từ 2500 USD cho một listing, nghiêm trọng hơn là toàn bộ số tiền trong tài khoản của bạn sẽ “bay màu”.
Qua nhiều lần nghe tâm sự từ các sellers về bản án dành cho tài khoản Paypal của họ, JNT nhận thấy điểm chung ít nhiều đều liên quan tới quan điểm trademark nặng và trademark nhẹ, dẫn tới chủ quan không lường trước được sự việc. Câu chuyện ở chỗ khi biết vi phạm là sai nhưng nghĩ rằng chỉ mắc lỗi nhẹ nên sẽ không sao, tự nhận định rằng trademark nhẹ sẽ “dễ lách” hay chỉ giới hạn ở một mức phạt nhỏ và sẽ không thể nghiêm trọng bằng trademark nặng. Lời giải nào cho bài toán biết mình vượt đèn đỏ là sai nhưng cứ vượt thôi… vội quá biết sao giờ!
Sản phẩm của bạn hiện đang “Trademark nặng hay Trademark nhẹ” ?
Nặng hay nhẹ bạn cũng cần xét xem hiện nhãn hiệu của mình và các sản phẩm đang bán có dính các yếu tố sau hay không.
1. Tên nhãn hiệu của bạn có bị trùng với một bên khác khi nhìn vào, thậm chí cả khi phát âm?
Nhãn hiệu của bạn có thể vô tình bị hiểu lầm với các nhãn hiệu khác khi mọi người nhìn vào tên, ký hiệu, biểu tượng. Ngoài ra khi phát âm cũng có khả năng bị trùng cách nói (cách phát âm) với các nhãn hiệu khác mà bạn vô tình không biết. Đây có thể là yếu tố khiến nhãn hiệu của bạn bị từ chối khi đăng ký bảo hộ. Bởi vậy bước tra cứu nhãn hiệu trước khi đưa vào thương mại và đăng ký bảo hộ là rất quan trọng.
2. Các sản phẩm hiện đang bán, liệu có bị hiểu nhầm là cùng nguồn xuất xứ với một nhãn hiệu khác?
Đương nhiên sẽ không thương hiệu nào muốn nhãn hiệu của họ bị hiểu nhầm với những bên khác, cả về sản phẩm lẫn dịch vụ giống của mình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới danh tiếng của họ trong thị trường.
Ví dụ khi bạn vô tình mua 1 chiếc quần jeans nhái rất giống một thương hiệu nổi tiếng mà bạn yêu thích nhưng chất lượng lại kém, bạn sẽ mất niềm tin vào thương hiệu đó. Danh tiếng thương hiệu đó sẽ bị tổn hại dẫn theo hệ quả là thua lỗ và mất lợi nhuận.
3. Các sản phẩm hiện đang bán ᴄó ѕử dụng thiết kế, logo, tên ᴄủa ᴄáᴄ thương hiệu nổi tiếng kháᴄ?
Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay thậm chí họ cũng đã đăng ký cả bằng sáng chế và quyền tác giả. Việc nhắm mắt làm ngơ và dại dột lấy cắp những thiết kế hay logo của họ để đánh bóng cho sản phẩm của bạn là điều vô cùng mạo hiểm. Sẽ không ai biết chuyện gì có thể xảy ra nếu người khổng lồ đột nhiên muốn “làm sạch” không gian sống.
Ví dụ điển hình khi seller lấy name mark của các thương hiệu nổi tiếng để kinh doanh những đôi giày. Và đương nhiên khi bị phát hiện, toàn bộ sản phẩm này đã được xóa sạch, bonus với việc bị phạt toàn bộ số tiền trong tài khoản Paypal.
Hình ảnh minh họa
4. Các sản phẩm hiện đang bán ᴄó ѕử dụng những hình ảnh, logo hay ký hiệu thuộc tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận hay cộng đồng?
Việᴄ ѕử dụng những tên, biểu tượng, logo ᴄủa ᴄáᴄ tổ ᴄhứᴄ phi ᴄhính phủ hoặc phi lợi nhuận như: UNDP, UNESCO, Amcham, Eurocham,...cũng bị coi là vi phạm trademark.
Hình ảnh minh họa
5. Các sản phẩm hiện đang bán ᴄó ѕử dụng hình ảnh của người nổi tiếng?
Khi một thiết kế bao gồm yếu tố con người, hãy cẩn thận vì người nổi tiếng có quyền được bảo vệ theo luật riêng.
Hình ảnh minh họa
Điển hình về chiếc áo 3 lỗ có in hình Rihana và bên vi phạm là Topshop đến từ Anh. Đây là một ví dụ điển hình về cách các vấn đề pháp lý có thể phát sinh. Vào năm 2012, Topshop đã bảo đảm có giấy phép bản quyền hình ảnh này, nhưng không xin phép Rihanna để sử dụng hình ảnh của cô ấy. Rihanna đưa ra các thủ tục tố tụng tuyên bố rằng hầu hết người mua chiếc áo phông sẽ nghĩ rằng cô ấy đã chứng thực nó trong khi thực tế thì không. Rihanna cho rằng đó là hành vi cạnh tranh cá nhân và không công bằng. Tòa án đã ra phán quyết có lợi cho Rihanna trong bối cảnh cụ thể của vụ án. Đặc biệt, tòa án phát hiện có sự xuyên tạc khi cho rằng trong quá khứ nữ ca sĩ đã từng kết hợp với Topshop cho hình ảnh tái hiện trên áo phông được chụp trong quá trình quay “We Found Love Zingo”. Và có những hình ảnh tương tự khác của Rihanna được sử dụng trong quảng cáo hàng hóa. Điểm đáng chú ý là người bạn của Rihanna cho rằng áo phông của Topshop không chỉ dễ dàng nhận ra hình ảnh trên áo là Rihanna, vấn đề ở chỗ bức hình đó dường như đã công khai hình ảnh của cô ấy trong buổi phát hành âm nhạc gần đây nhất.
NẾU LỠ "DÍNH" THÌ CẦN LÀM GÌ ? ==> Link
Auth. Thu Phương
Tham khảo bài viết: