Cổng thanh toán

NHỮNG NHẬN ĐỊNH SAI LẦM VỀ “TRUST” CỦA PAYPAL & STRIPE

14/12/2021
Layla
NHỮNG NHẬN ĐỊNH SAI LẦM VỀ “TRUST” CỦA PAYPAL & STRIPE

Đã từ lâu, các Seller thường truyền tai nhau rằng tài khoản có độ Trust (tin cậy) cao là “chìa khoá vàng" để tránh bị Paypal gắn cờ Limit. Dù hiểu rõ về tầm quan trọng của độ Trust, nhiều Seller vẫn hiểu sai về cơ chế này cũng như bản chất của Trust. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng JNT làm sáng tỏ những nhận định sau, từ đó vạch ra được chiến lược phù hợp để hạn chế Limit.

“Trust" là khái niệm cho Paypal & Stripe quy định

“Trust", hay Độ tin cậy, là một khái niệm được cộng đồng Seller truyền cho nhau, chỉ việc tài khoản đã được Paypal xác minh các thông tin liên quan đến chủ tài khoản Paypal Business.

Tuy nhiên đây không phải là một khái niệm được bất kỳ cổng thanh toán quốc tế nào như Paypal hay Stripe định nghĩa cụ thể trong Thoả thuận người dùng (User Agreement).

Giao dịch giữa các tài khoản Paypal Trust sẽ không mất phí

Sự thật là không có giao dịch nào là không mất phí theo điều khoản của Paypal. Một số giao dịch mất rất ít phí (1$) bao gồm giao dịch trong nước giữa các tài khoản Paypal cá nhân, hoặc giữa các tài khoản nội bô ở một vài thị trường nhất định.

Các trường hợp còn lại, dù tài khoản đã được xác minh hay chưa, cũng cần phải chú ý về các khoản phí giao dịch và phí chuyển đổi tiền tệ, đặc biệt là khi Seller thực hiện các thanh toán quốc tế.

Chỉ cần thẩm định xong một lần là tài khoản sẽ được Trust

Điều này không đúng. 

Thực tế, Paypal có khá nhiều bước xác minh và đánh giá Seller như: xác minh chủ sở hữu; pháp nhân công ty; tài khoản ngân hàng;... rồi tới những bước chuyên sâu hơn: xác minh mô hình kinh doanh; đánh giá tình hình tài chính của công ty...

Những bước này sẽ được kéo dài xuyên suốt và liên tục lặp lại trong quá trình seller vận hành tài khoản. Mọi thay đổi liên quan đến doanh nghiệp đều cần phải được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Các thông tin khác như dispute, chất lượng sản phẩm, phản hồi của khách hàng,... sẽ ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ review tài khoản nhiều hay ít.

Có thể mua bán các tài khoản Paypal đã Trust

Tuy Paypal & Stripe có thể thay đổi người đứng tên tài khoản, việc này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc thay đổi thông tin cần làm theo đúng quy trình pháp lý và qui định nội bộ của PayPal, nếu không, khi chủ tài khoản mới đăng nhập, Paypal sẽ phát hiện và Limit tài khoản.

Và rủi ro hơn, khi tài khoản bị Paypal yêu cầu review, nếu không chứng thực chính chủ được, khả năng tài khoản bị limit vĩnh viễn sẽ càng gia tăng. Khi đó Seller sẽ không thể làm gì được.

Một khi đã có được Trust, cửa hàng của Seller sẽ bán hàng ổn định và không bị Limit

Seller đừng vội mừng khi bước đầu có được Trust từ Paypal, bởi trong quá trình kinh doanh sau này nếu có phát sinh các vấn đề, Paypal vẫn dựa vào đó để limit tài khoản, dưới đây là một vài ví dụ:

- Refund request quá cao

- Thời gian vận chuyển lâu

- Khách phản hồi sản phẩm nhái, hàng giả, không đúng như mô tả

- Vi phạm quy định

...

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhu cầu mua sắm online ngày càng gia tăng, các biện pháp hạn chế khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đình trệ, các Seller kinh doanh nghiêm túc sẽ không tránh được những trường hợp thời gian vận chuyển hàng lâu và yêu cầu refund từ Buyer.

Seller hoàn toàn có thể tìm được các thông tin nuôi Paypal trên mạng Internet, tuy nhiên, không phải tất cả đều chuẩn xác và được cập nhật. Nếu tài khoản bị khoá, việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí dừng hẳn, mất thời gian, công sức, mất tiền. Vì vậy, để đảm bảo tài khoản Paypal luôn được an toàn, seller nên tìm kiếm những đơn vị tư vấn chuyên môn cao, để có được những giải pháp và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn tổng hợp