Thương hiệu

NHẦM LẪN GIỮA COUNTERFEIT, TRADEMARK VÀ COPYRIGHT

08/06/2022
Layla
NHẦM LẪN GIỮA COUNTERFEIT, TRADEMARK VÀ COPYRIGHT

Trong kinh doanh truyền thống hẳn quá quen với “hàng giả, hàng nhái, hàng fake”, còn kinh doanh thương mại điện tử thì lại quen với "Pha ke - Fake" hay từ "Counterfeit". Đáng nói ở chỗ không phải ai cũng phân biệt đúng giữa “Trademark” và “hàng giả, hàng nhái” hay còn gọi là hàng fake/counterfeit.

Trademark là gì?

Khái niệm của trademark chẳng còn xa lạ, nhưng hiểu đúng bản chất của từ này khi ứng dụng nó vào công việc kinh doanh của bạn là một câu chuyện khác.

Vẫn thường hiểu "Trademark" có thể là tên, ký hiệu hoặc sự kết hợp giữa tên và ký hiệu cho ra một thiết kế logo độc nhất của riêng bạn, giúp phân biệt nhãn hiệu của bạn với các nhãn hiệu khác trên thị trường.

Trademark bao gồm name mark và/hoặc drawing mark. Bạn cần thiết kế sao để khi nhìn vào hình ảnh logo nhãn hiệu của bạn trên một sản phẩm bất kỳ, người ta có thể ngay lập tức nhớ ra đây là nhãn hiệu của bạn.

 

Hình ảnh minh họa

Ví dụ khi mọi người nhìn vào hình ảnh logo này thì ngay lập tức nghĩ tới "vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ"

Fake/Counterfeit là gì?

Giờ tới lượt fake và counterfeit, chắc bạn cũng không quá lạ với thuật ngữ "pha ke" nổi như cồn trong hai năm đổ lại đây. Chung quy cả 2 từ này đều dùng để chỉ hàng giả và hàng nhái.

Hình ảnh minh họa

Ví dụ ngẫu nhiên về hàng giả hàng nhái của một nhân vật Dropshipping bất kỳ, khi dropship các mẫu giày "mạnh dạn" mang trên mình các thương hiệu đình đám thế giới.

=> Điển hình của counterfeit trademark lẫn counterfeit goods (nhái cả nhãn hiệu lẫn sản phẩm)

Copyright thì sao?

Riêng "bản quyền" có lẽ là dễ phân biệt nhất. Hiểu đơn giản, Copyright (Bản quyền) cho bạn quyền sở hữu những thứ bạn tạo ra, Bao gồm:

+ Tác phẩm âm nhạc (bài hát, lời bài hát)

+ Tác phẩm văn học (sách, bài báo, bài đăng trên blog)

+ Tác phẩm kịch (vở kịch, kịch bản truyền hình, kịch bản phim)

+ Ảnh và minh họa (tranh, ảnh vẽ, thiết kế đồ họa)

+ Phim, video hay Bản ghi âm.

Chính xác hay bị nhầm lẫn chỗ nào?

Có lẽ không chỉ các seller nói riêng mà hầu hết mọi người dường như chưa hiểu được bao quát và chính xác về "Trademark, Fake/Counterfeit, Copyright". Hồn nhiên nghĩ đơn giản cả 3 từ này chung đều nói về việc copy tên thương hiệu của các bên khác hay của các thương hiệu nổi tiếng trên các sản phẩm của mình để nghe chăng "xịn xò" hơn. Có trường hợp lại nghĩ rằng cả 3 từ này đều nói về việc giả lại hay nhái lại các thiết kế, tên, kiểu dáng sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng rồi tự biến tấu thành món chè thập cẩm của riêng mình với chất lượng sản phẩm tệ hơn nhiều.

Để phân biệt bản chất của 3 từ này rất đơn giản. Đơn giản như việc khi bạn hình dung mình đang uống 1 cốc cookie cream đầy cheese của Starbuck vậy, đột nhiên nó làm bạn hứng thú với việc bán đồ uống takeaway của riêng bạn với hình ảnh logo trên những chiếc cốc là hình ảnh mỹ nhân ngư với 2 chiếc đuôi 2 bên (drawing mark nổi tiếng của Starbuck). Có điều vị của chiếc cốc cookie cream này nhạt hơn, ít cheese hơn, kém chất lượng hơn so với những chiếc cốc Starbuck thực thụ. Việc kinh doanh tự phát của bạn ở cuối phố dường như làm giảm đi giá trị thực của thương hiệu "xịn chín cựa" đầu phố.

Kết nhẹ!

"Trademark, Fake/Counterfeit và Copyright" là 3 từ ngữ phổ thông hoàn toàn khác biệt, tưởng chừng giống nhau nhưng lại không hề. Bài viết này giúp bạn phần nào hiểu ra sự khác biệt đó là 3 anh em khác cả cha lẫn ông nội, tránh việc có những nhầm lẫn ngại ngùng khi giao tiếp về 3 nhân vật này.

Auth. Thu Phương