Blockchain

MUA BÁN NFT LIỆU CÓ HỢP PHÁP?

14/04/2021
Layla
MUA BÁN NFT LIỆU CÓ HỢP PHÁP?

Sự bùng nổ của NFT xuất hiện trên khắp các mặt trận từ game đến âm nhạc đã chứng minh sức hấp dẫn hơn bao giờ hết của loại tài sản ảo này. Mặc dù số lượng các dự án trong lĩnh vực này đang tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, không phải dự án nào cũng nhận thức đầy đủ về các vấn đề pháp lý của NFT. Bài viết này sẽ mang đến cho các nhà phát hành NFT một góc nhìn khác về sản phẩm mà họ đang tạo ra.

1. Hiểu đơn giản về NFT

NFT hay Non-Fungible Token (tài sản không thể thay thế), là một đơn vị dữ liệu không thể thay thế, thể hiện cho một loại tài sản ảo hiện diện trên một chuỗi số (blockchain). Blockchain này có nhiệm vụ như một sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản lẫn chủ sở hữu. Hiểu đơn giản, NFT giống như một chứng chỉ hay một dạng hiện diện ảo của tài sản gốc.

Không giống với các vật thể số có thể tái sản xuất vô hạn khác như Ethereum, mỗi NFT được đúc có một mã định danh độc nhất và thuộc về một chủ sở hữu duy nhất. Tuy vậy, người ta có thể tạo ra nhiều NFT có phần hiện diện giống nhau từ một tài sản gốc.

Ví dụ: Một bức tranh có thể được sử dụng để đúc ra 100 NFT nhìn giống nhau nhưng mỗi NFT lại có một mã định danh khác nhau. 

2. Tính hợp pháp của việc tạo ra và mua bán NFT

Mỗi sàn giao dịch có tiêu chuẩn và quy trình cho việc tạo ra và mua bán NFT khác nhau. Ví dụ: OpenSea (một thị trường mua bán NFT dựa trên nền tảng Ethereum) cho phép người dùng đúc NFT chỉ bằng tác phẩm nghệ thuật và chữ ký điện tử của họ. 

Tuy nhiên, việc tạo ra và mua bán NFT vẫn đang là một lĩnh vực bỏ ngỏ trong pháp luật các nước. Singapore - một trong những nước tiên phong về hệ thống pháp lý ngành blockchain hiện vẫn chưa có những quy định rõ ràng đối với NFT. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) không coi NFT như một loại tiền tệ hợp pháp. Do tính chất không thể thay thế và chỉ có thể được trao đổi cho hàng hóa cụ thể, NFT có thể được xếp vào loại “token có mục đích hạn chế” và được miễn quy định theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PSA). Ngay cả khi NFT thuộc phạm vi điều chỉnh của PSA, các quy định có thể chỉ liên quan đến việc phòng ngừa các rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố vì tính chất xuyên biên giới và ẩn danh của các giao dịch tiền điện tử. 

Đọc thêm: Game NFT - Thành lập công ty tại đâu?

Các loại thuế đối với NFT hiện nay

3. Những rủi ro khi tham gia mua bán NFT

Bất kỳ ai cũng có thể tạo NFT cho bất kỳ thứ gì. Một số nền tảng NFT không yêu cầu xác minh sở hữu trước khi NFT có thể được đăng bán. Hoặc một số nền tảng NFT có thể yêu cầu xác minh sở hữu, nhưng lại không có biện pháp để kiểm chứng xem liệu người tạo ra có phải là chủ sở hữu thực sự hay có quyền để tạo ra và bán tác phẩm đó hay không. Điều này tạo ra lỗ hổng cho việc gian lận và giả mạo. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tác giả nhận ra NFT đang hiển thị các tác phẩm của họ nhưng họ không phải là người đúc các NFT đó. Do đó, người mua NFT cần tự nghiên cứu để xác thực tác phẩm trước khi mua. Nếu không, người mua có thể trở thành con mồi hoặc kẻ tiếp tay cho những trò gian lận.

Đọc thêm: Sàn giao dịch NFT cần lưu ý những gì?

NFT và vấn đề sở hữu trí tuệ

Tự hào là đơn vị tư vấn tài chính - pháp lý chuyên nghiệp tiên phong trong lĩnh vực blockchain, JNT đã giúp đỡ hàng trăm Khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Hãy liên hệ với JNT để được tư vấn giải pháp toàn diện nhất cho Dự án của bạn!

Auth. Zed Nguyen

share: